Catasterisms - Cách Những Chòm Sao Được Đặt Tên



Người Hy Lạp cổ dùng một từ để chỉ quá trình đưa một nhân vật hoặc đồ vật lên bầu trời - “catasterism” (không có từ Việt hóa; từ này còn được phiên ra một động từ tiếng Anh là “catasterize”). Nhưng đưa những nhân vật hoặc đồ vật lên bầu trời nghĩa là gì? Thông thường, những thần thoại thiên văn trở thành nguồn gốc của việc đặt tên chòm sao vì chúng dựa trên những thần thoại về việc biến hình. Một thần thoại biến hình phổ biến, nữ thợ săn yểu mệnh người Arcadian là Callisto, bị biến thành một con gấu, quá trình đặt tên chòm sao sau đó đã dựa trên thần thoại này, bằng cách nói rằng Zeus sau đó biến nàng thành chòm sao Gấu Lớn (Đại Hùng). Liệu có thể nói rằng nàng bị biến thành gấu trước khi được đưa lên bầu trời không? Nghe cũng có vẻ hợp lý; hai quá trình không hoàn toàn giống nhau nhưng khá tương đồng, và lời kể của những phiên bản thần thoại cũng không khác nhau quá nhiều.

Nếu chỉ dựa vào những lời kể, chúng ta sẽ nhận thấy sự không nhất quán trong cách nói về cách đặt tên chòm sao, đôi khi lời kể rằng những nhân vật hoặc đồ vật này được đưa lên bầu trời, đôi khi lại kể rằng những nhân vật hoặc đồ vật này được thể hiện trên bầu trời bằng những hình mang tính tượng trưng khác. Như trường hợp của Callisto, chúng ta được nghe rằng Zeus đưa nàng lên bầu trời để tránh khỏi cái chết thảm thương, trong khi với Heracles và Con Rồng, Zeus được cho là đã đưa hình ảnh trận chiến này lên bầu trời như một sự ghi công. Rõ ràng sẽ là sai lầm khi kết luận rằng những chòm sao, dựa theo nội dung thần thoại, là khác nhau về bản chất, vì dù là hình ảnh thật sự hay tượng trưng đi chăng nữa, chúng cũng chỉ là những chòm sao không hơn không kém. Sự lựa chọn ngôn từ còn phụ thuộc sự hợp lý của câu chuyện, và phong cách kể chuyện. Zeus đã tự biến mình thành một con thiên nga để sinh ra Helen, rồi sau đó đưa hình ảnh thiên nga lên bầu trời để tưởng nhớ sự kiện này, sẽ không hợp lý lắm khi Zeus bổng dưng đưa hình ảnh một con thiên nga bình thường lên bầu trời. Nếu có một con thần mã có thể được nhìn thấy trên bầu trời sau khi nó bay lên đó theo như thần thoại kể lại, thì đó chắc chắn là thần mã Pegasus; một thần thú biết bay khác, con cừu có bộ lông vàng, cũng được kể lại là bay lên trời và trở thành chòm sao Bạch Dương trong cung hoàng đạo. Hai câu chuyện này cho thấy, việc đặt tên chòm sao không phải lúc nào cũng dựa vào các vị thần; những phương thức khác vẫn được chấp nhận nếu phù hợp trong phạm vi cho phép của câu truyện.

Nếu chỉ dựa vào những câu truyện thần thoại, thì những chòm sao không thể là thứ gì khác ngoài những hình ảnh, trong khi một số trường hợp khác, câu truyện yêu cầu những nhân vật hoặc đồ vật được đưa thẳng lên bầu trời. Tuy vậy, sự thiếu nhất quán ở đây không còn quá quan trọng nữa, vì việc đặt tên cho các chòm sao chưa bao giờ được xem như một thứ gì to tát hơn là một sự sáng tạo nghệ thuật, và những câu truyện thần thoại cũng chưa bao giờ được xem là bằng chứng xác thực để giải thích về chúng; điều quan trọng là câu truyện phải hấp dẫn và phù hợp trong những tình huống giải thích cụ thể. Những chòm sao, trong những câu truyện thần thoại, chỉ là những hình ảnh thể hiện cho những nhân vật hoặc đồ vật, trong kỷ nguyên thịnh hành của những câu truyện thần thoại, nhằm kể lại cho những người nhìn lên từ bên dưới bầu trời.